- Tới bệnh viện chữa trị dị ứng trong tình trạng tỉnh táo nhưng người phụ nữ tử vong bất thường khiến gia đình đặt nhiều thắc mắc.
Vụ việc nữ bệnh nhân L.N.T (30 tuổi, ngụ quận 9) tới bệnh viện An Sinh (TP.HCM) điều trị khi bị dị ứng thức ăn nhưng sau đó tử vong bất thường khiến gia đình đặt nhiều nghi vấn. VietNamNet đã liên hệ với bệnh viện An Sinh để nắm rõ sự việc.
Sốc phản vệ từ đường tiêu hóa
Bác sĩ Lưu Tuấn Khang - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện An Sinh (TP.HCM) cho biết, lúc 18h ngày 18/4, chị L.N.T (30 tuổi) được chồng đưa tới khoa cấp cứu trong tình trạng ngứa đỏ da, nổi mề đay. 4 giờ trước, chị T. ăn tôm, cua, thịt bò.
Cách đó 3 ngày, bệnh nhân cũng bị nổi dị ứng sau khi ăn và tự dùng thuốc ở nhà.
Bệnh viện An Sinh |
"Lúc đó chị T. tiếp xúc tốt, bác sĩ đã thăm khám, chẩn đoán sơ bộ ban đầu là bệnh nhân bị dị ứng thức ăn và điều trị theo hướng chống dị ứng với thuốc Lactate Ringer 500ml, Solu-medrol 125mg, Rupafin 10mg" – bác sĩ Khang nói.
Tới 19h30 cùng ngày, bệnh nhân than ngứa toàn thân, bác sĩ tiêm thêm một ống Zantac 50mg viên và cho uống viên chống dị ứng Chlorpheniramine 4mg.
30 phút sau, nữ bệnh nhân có cảm giác khó thở, buồn nôn, chóng mặt, nổi mề đay toàn thân, có dấu hiệu tụt huyết áp, mạch và nhịp thở tăng nhanh.
Theo BS Khang, kíp trực nghĩ tới bệnh nhân bị sốc phản vệ từ đường tiêu hóa, nên nhanh chóng tiêm dưới da ½ ống adrenaline (loại 1mg/1ml). Tuy nhiên, tình trạng người bệnh diễn tiến xấu hơn, dẫn tới ngưng tim, ngưng thở.
Chẩn đoán bị sốc phản vệ độ 4 (nặng nhất) dẫn tới ngưng tim ngưng thở, bác sĩ tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, xốc điện 3 lần kết hợp với dùng adrenaline (5 phút dùng 1 ống) và các loại thuốc khác.
Nhờ cấp cứu kịp thời, tới 23h30, bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục, tỉnh táo và nói chuyện được.
BS Khang nói toàn bộ quy trình cấp cứu sốc phản vệ cho nữ bệnh thực hiện theo phác đồ điều trị mà Bộ Y tế ban hành. Các loại thuốc dùng cũng đúng theo quy định.
“Chúng tôi cũng ngạc nhiên”
Theo lời bác sĩ Lưu Tuấn Khang, từ 23h30 ngày 18/4 tới 8h hôm sau, tình trạng bệnh nhân ổn định và vẫn tiếp tục được dùng adrenaline. Sáng 19/4, bệnh nhân ăn được cháo, trò chuyện với người nhà.
Tuy nhiên, tới 8h, bệnh nhân T. lại than mệt, khó thở, môi tím, da xanh. Bác sĩ trực cho dùng thuốc chống dị ứng Solu-medrol. 15 phút sau, tình trạng người bệnh chuyển xấu, nên đã được tăng liều adrenaline.
Tiến hành hội chẩn kíp bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị phù phổi cấp tổn thương, sốc phản vệ độ 4, tiên lượng rất nặng. Lãnh đạo bệnh viện đã liên hệ với bệnh viện Nhân 115 và chuyển bệnh nhân qua điều trị.
"Khi nghe nữ bệnh nhân bị tái sốc phản vệ, tôi có xuống khoa và nhận thấy tình trạng rất nguy kịch. Dù chuyển qua bệnh viện 115 nhưng cũng rất khó cứu chữa" – bác sĩ Khang cho hay.
Bệnh nhân thăm khám ở BV An Sinh |
Vị Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp nói khi chuyển viện bệnh nhân tỉnh, huyết áp 120/80 mmHg, mạch 110 lần/phút, nồng độ oxy trong máu là 100%, đang thở máy và truyền adrenaline kết hợp với dopamin.
Sau gần 1 ngày cấp cứu ở bệnh viện Nhân dân 115, tình trạng bệnh nhân T. không chuyển biển nên gia đình đã xin đưa về, lo việc mai táng.
"Khi bệnh nhân T. mất, khoa có gọi cho người chồng với mong muốn tới chia buồn, động viện gia đình nhưng có lẽ vì bận công việc nên họ chưa đồng ý để bệnh viện tới" – lời bác sĩ Khang.
Theo vị bác sĩ này, lúc đưa chị T. vào viện xong, người chồng có đi đón con. Khoảng 2 giờ sau, anh này quay trở lại. Lúc này chị T. đã bị sốc phản vệ, kíp bác sĩ đang cấp cứu cho bệnh nhân. Người chồng dù lo lắng, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh.
Việc gia đình chị T. bức xúc, bác sĩ Khang nói cũng là điều dễ hiểu, vì chị này vào viện với các triệu chứng bệnh thông thường. Kíp trực cũng chẩn đoán dị ứng do thức ăn và điều trị theo hướng này.
"Ngay những người làm chuyên môn như chúng tôi cũng hết sức ngạc nhiên. Bình thường theo y văn, dị ứng theo đường tiêu hóa, rất ít gây ra sốc phản vệ. Bản thân tôi làm trong nghề nhiều năm cũng chưa gặp trường hợp nào như vậy" – BS Lưu Tuấn Khang nói và chia sẻ, sáng 19/4, ông đang định báo ban Giám đốc khen thưởng kịp trực vì cứu được ca bệnh này.
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện An Sinh nhận định việc sốc phản vệ và tái sốc phản vệ mà bệnh nhân T. gặp phải có nhiều khả năng do cơ địa người này quá mẫn cảm.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, hội đồng khoa học bệnh viện An Sinh đã họp, xem xét quá trình chẩn đoán, cấp cứu nữ bệnh nhân. Hiện BV cũng gửi bệnh án đã niêm phong cùng biên bản họp sang cho Sở Y tế xem xét.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để có kết luận cuối cùng về sự việc ở bệnh viện An Sinh.
Nữ bệnh nhân tử vong bất thường sau 3 mũi tiêm ở bệnh viện?
Sau khi tới BV ở TP.HCM chữa dị ứng, nữ bệnh nhân 30 tuổi tử vong sau 3 mũi tiêm của nhân viên y tế.
Hà Nội: Thai phụ suýt mất con vì bác sĩ chẩn đoán nhầm
Bác sĩ kết luận thai bị chết lưu và khuyên nên hút bỏ, hoảng sợ, thai phụ đi khám ở BV khác thì cho kết quả bình thường.
Kiểm điểm ê kip y bác sĩ bật nhạc đùa giỡn bỏ mặc thai phụ
Chiều nay, thông tin từ BV Đà Nẵng cho hay đã kiểm điểm, phê bình kíp trực đêm có thái độ không phù hợp khiến một thai phụ cùng người nhà bức xúc.
Gia đình tố bệnh viện bỏ mặc bệnh nhi vì thiếu viện phí
Bị té từ trên cao xuống, bé gái được đưa vào BV cấp cứu nhưng y bác sĩ không cứu chữa? Gia đình muốn chuyển viện cũng không được đồng ý.
Bạn chết vì tai nạn, 5 thanh niên đập phá bệnh viện
Mặc dù các bác sỹ xác định 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông nhưng 5 người bạn của nạn nhân vẫn phá phách, đập cửa kính bệnh viện.
Văn Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét